Trong các công trình xây dựng, việc chống thấm mạch ngừng bê tông là một bước quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của công trình. Chúng ta đã biết một trong những giải pháp phổ biến và hiệu quả cho vấn đề này là sử dụng băng cản nước. Tuy vậy để việc chọn lựa băng cản nước phù hợp chúng ta cần lưu ý đến nhiều yếu tố khác nhau để tối ưu hiệu quả chống thấm cho công trình. Trong bài viết này, Hoàng Kim sẽ trình bày chi tiết những lưu ý quan trọng khi chọn băng cản nước cho công trình chống thấm mạch ngừng bê tông.
Lựa chọn chất liệu băng cản nước:
Bentonite: Băng cản nước bentonite có khả năng trương nở khi tiếp xúc với nước, tạo thành một lớp chắn chống thấm hiệu quả. Bentonite thường được sử dụng cho các mạch ngừng dưới lòng đất hoặc trong môi trường ẩm ướt;
Cao su: Băng cản nước cao su có độ bền cao, đàn hồi tốt và khả năng chịu được áp lực nước lớn. Loại này thích hợp cho các công trình chịu tác động mạnh như đập thủy điện, hồ chứa nước;
PVC (Polyvinyl Chloride): Băng cản nước làm từ PVC thường được sử dụng phổ biến do tính đàn hồi, dễ thi công và khả năng chống thấm tốt. PVC chịu được hóa chất và thời tiết, phù hợp cho nhiều loại công trình khác nhau. Hiện nay, băng cản nước PVC được sử dụng nhiều nhất trên thị trường.
Lựa chọn kích thước và hình dạng:
Chiều rộng: Băng cản nước cần có chiều rộng phù hợp với bề rộng của mạch ngừng bê tông, kích thước phổ biến thường từ 150mm đến 320mm;
Độ dày: Độ dày của băng cản nước ảnh hưởng đến khả năng chịu áp lực nước, độ dày thông dụng thường từ 5mm đến 10mm;
Hình dạng: Hình dạng băng cản nước cũng quan trọng vì mỗi hình dạng có ứng dụng riêng cho từng loại mạch ngừng.
3. Lựa chọn tính chất:
Việc lựa chọn vật liệu băng cản nước cho công trình chống thấm mạch ngừng bê tông đòi hỏi sự cẩn trọng và hiểu biết về các yếu tố kỹ thuật. Chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng về chất liệu, kích thước, khả năng chống thấm, độ bền, dễ thi công và cả yếu tố thương hiệu, từ đó rút ra lựa chọn phù hợp nhất để đảm bảo hiệu quả chống thấm tối ưu cho công trình của mình.
Khả năng chống thấm và chịu lực: Băng cản nước cần có khả năng chống thấm tốt, chịu được áp lực nước và biến dạng do nhiệt độ hoặc tải trọng. Bạn cần lựa chọn loại băng cản nước được chứng nhận và kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế;
Độ bền và tuổi thọ: Ưu tiên lựa chọn băng cản nước có thể chịu được tác động của môi trường, hóa chất và các yếu tố khắc nghiệt khác, việc này đảm bảo cho băng cản nước có độ bền cao và tuổi thọ dài để đảm bảo hiệu quả chống thấm lâu dài cho công trình;
Dễ dàng thi công, bảo trì bảo dưỡng: Khi lựa chọn băng cản nước, chúng ta cần kiểm tra xem sản phẩm có đi kèm hướng dẫn thi công chi tiết cũng như có sẵn các phụ kiện cần thiết đi kèm hay không để đảm bảo cho vật liệu băng cản nước chúng ta lựa chọn dễ dàng lắp đặt và bảo trì bảo dưỡng;
Hiệu quả kinh tế: Giá thành của băng cản nước cần phù hợp với ngân sách của dự án. Tuy nhiên, không nên chỉ chú trọng vào giá rẻ mà bỏ qua chất lượng, chúng ta cần cân nhắc hiệu quả kinh tế lâu dài khi đầu tư vào băng cản nước có chất lượng cao và đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế;
Thương hiệu: Lựa chọn băng cản nước từ các thương hiệu uy tín, có kinh nghiệm và được đánh giá tốt trên thị trường bằng cách tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, nhà thầu và các công trình đã sử dụng sản phẩm tương tự.
4. Một số lưu ý khi thi công băng cản nước
Khi thi công lắp đặt băng cản nước, chúng ta cần giám sát chặt chẽ quá trình và lưu ý một số vấn đề sau:
Không làm cốt pha quá cao: Khi làm cốt pha không được làm quá cao, cốt pha chỉ cao nên từ 4m trở xuống. Nếu cao hơn 4m hiệu quả chống thấm sẽ bị suy giảm tại vị trí băng cản nước ở cuối đoạn cốt pha, khu vực này có thể xảy ra hiện tượng thấm nước về sau trong quá trình sử dụng;
Kiểm tra gập gãy băng cản nước: Cần giám sát và kiểm tra thường xuyên xem các vị trí đặt băng cản nước có bị gập gãy không, đồng thời xử lý ngay cho tấm băng cản nước thẳng lại khi gặp sự cố gập gãy tránh trường hợp bị gãy gập hay bị xê dịch. Băng cản nước PVC chỉ phát huy tác dụng tốt nhất khi nó chìm sâu vào bên trong lớp bê tông;
Hàn mối nối: Tại các mối nối của băng cản nước phải sử dụng loại dao hàn chuyên dụng và phải được thực hiện cẩn thận bởi những người có tay nghề cao;
Thi công chuẩn yêu cầu kỹ thuật: Băng cản nước PVC chỉ phát huy tác dụng tối đa khi cả hai mặt của nó càng được áp sát và chìm sâu vào trong bê tông. Nếu yêu cầu kỹ thuật này không được thi công chuẩn chỉnh thì hiệu quả chống thấm sẽ không đạt dù cho tấm băng cản nước đó có chất lượng cao đến mấy chăng nữa. Vì vậy, cần đảm bảo vị trí băng cản nước được cố định đúng theo thiết kế và thi công chuẩn yêu cầu kỹ thuật là điều kiện quan trọng nhất trong quá trình thi công để đạt hiệu quả chống thấm như mong muốn.
Trên đây là những kiến thức cần lưu ý khi lựa chọn băng cản nước PVC, Hoàng Kim hy vọng các thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn.
Hóa chất Xây dựng Hoàng Kim - Cung cấp các giải pháp hàng đầu về chống thấm, sứ mệnh của chúng tôi là phục vụ khách hàng với giải pháp tối ưu, dịch vụ tốt nhất, sản phẩm chất lượng nhất, giá cả hợp lý nhất.