06/11/2024

Cách thức phân loại băng cản nước

Trong bài trước Hoàng Kim chúng tôi đã cung cấp các kiến thức tổng quan về băng cản nước PVC hay còn gọi là băng cản nước đàn hồi - sản phẩm chống thấm quen thuộc với các nhà thầu xây dựng trong việc xử lý mạch ngừng trong thi công bê tông. 

Như chúng ta đã biết, băng cản nước được sử dụng chủ yếu ở vị trí mạch ngừng, khe co giãn của các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép của  trong các công trình xây dựng lớn như nền móng, hầm ngầm, kết cấu ngầm, bể nước, bể chứa, hồ chứa, thủy điện, cống nước… Vậy, loại vật liệu này có bao nhiêu loại và ứng dụng của từng loại ra sao? Trong bài chia sẻ tiếp theo này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách thức phân loại của băng cản nước PVC, hãy cùng Hoàng Kim tìm hiểu chi tiết nhé.

  1. Băng cản nước làm từ các loại vật liệu gì?

Trong quá trình phát triển ngành xây dựng, vật liệu sử dụng để làm băng cản nước khá đa dạng và có sự phát triển khá rộng:

  • Băng cản nước làm từ tôn ngạnh: Băng cản nước này là các thiết kế cũ của Nga và Liên Xô trước đây, đến nay vật liệu này gần như không còn được sử dụng;

  • Băng cản nước làm từ cao su: Đây là vật liệu có ưu thế tuyệt đối về độ dãn dài so với các vật liệu cùng loại. Cao su được ứng dụng để sản xuất các loại băng cản nước dùng cho vị trí đặc biệt như tường vây tầng hầm, vách hầm thủy điện, các vị trí cần yêu cầu cao về cường độ cùng độ giãn dài lớn;

  • Băng cản nước làm từ nhưa PVC (Poly Vinyl Clorua): Đây là loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất và có tính ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay do sự ưu việt trong chất liệu tạo nên khả năng chống thấm tối ưu cho công trình xây dựng. 

  1. Phân loại băng cản nước

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại băng cản nước khác nhau, đáp ứng được nhiều mục đích cũng như hạng mục khác nhau của công trình xây dựng. Cụ thể như:

  • Băng cản nước dạng V: Đặt ở mạch ngừng kết cấu bê tông, tiết diện có nhiều gân giúp bám dính tốt với bê tông làm gia tăng khả năng chống thấm;

  • Băng cản nước dạng O: Ngoài bề mặt có gân, ở giữa có lỗ tròn (hoặc hình lục giác) với thiết kế này làm cho sản phẩm có khả năng co giãn rất lớn ở giữa, sản phẩm chuyên dụng cho các vị trí khe lun, khe co giãn kết cấu bê tông cốt thép;

  • Băng cản nước dạng khớp nối (KN): Đây là dạng băng cản nước làm từ nhựa PVC màu trong, chuyên dụng cho các công trình thủy lợi;

  • Băng cản nước dạng B: Là loại có tiết diện dày thông thường khoảng 10mm, ở giữa cũng có lỗ tròn lớn, với thiết kế dày và cứng cáp chuyên dụng cho các mối mối bê tông của tường Barret khi thi công vách hầm theo biện pháp Top-down;

  • Băng cản nước dạng SV: Tương tự như băng cản nước dạng V, tuy nhiên vị trí lắp đặt ở mặt đáy kết cấu bê tông nên phần gân thiết kế chỉ có một mặt;

  • Băng cản nước dạng SO: Tương tự băng cản nước dạng O, cũng lắp đặt ở mặt đáy kết cấu, phần lỗ tròn và phần gân được thiết kế về một mặt.

  1. Các loại băng cản nước phổ biến trên thị trường hiện nay

Mặc dù băng cản nước được phân loại thành nhiều hình dạng khác nhau, nhưng hiện nay trên thị trường chủ yếu sử dụng hai loại băng cản nước PVC là băng cản nước chữ V và băng cản nước chữ O. Mỗi loại phù hợp với một mục đích sử dụng, một hạng mục xây dựng khác nhau. Cụ thể như sau: 

3.1. Băng cản nước chữ V

Băng cản nước chữ V thường được dùng để thi công cho mạch ngừng bê tông. Những mạch ngừng này xuất hiện ở các vị trí bị gián đoạn trong quá trình thi công bê tông khi công trình không thể tiếp tục thi công toàn khối bởi các lý do kỹ thuật hoặc thời tiết, hoặc tối ưu giải pháp, chi phí của chủ đầu tư. Ở những vị trí phải dừng lại để thi công này sẽ được gọi là mạch ngừng.

Biện pháp thi công băng cản nước chữ V sẽ giúp đảm bảo độ liên kết giữa hai khối bê tông. Loại băng cản nước chữ V rất phù hợp để:

  • Thi công chống thấm cho mạch ngừng;

  • Thi công giữa móng và cột, mạch ngừng chứa móng giật cấp;

  • Thi công mạch ngừng giữa cột và sàn, mạch ngừng ở dầm, mạch ngừng ở vỏ vòm hay các công trình chạy dài.

3.2. Băng cản nước chữ O

Khác với mạch ngừng sử dụng băng cản nước chữ V, loại băng cản nước chữ O lại phù hợp để thi công cho các khe co giãn bê tông, hoặc có thể hiểu khe co giãn bê tông này chính là các khe lún. Trong một công trình xây dựng, khi gặp biến thiên nhiệt độ, bê tông sẽ giãn nở hoặc co ngót, việc này sẽ tạo ra các khe co giãn. Những khe co giãn này sẽ tạo thành điểm ngắt ở giữa bê tông với các phần khác trong kết cấu, khi đó đơn vị thi công có thể dịch chuyển kết cấu mà không lo gây nứt vỡ kết cấu bê tông.

Trong những trường hợp nêu trên, chúng ta sẽ sử dụng biện pháp thi công băng cản nước có hình chữ O là phù hợp nhất, do chúng vừa giúp nâng cao hiệu quả chống thấm, vừa dễ thi công lại đảm bảo an toàn.

Như vậy, có thể thấy, để xác định được công trình của chúng ta nên sử dụng băng cản nước chữ O hay băng cản nước chữ V thì các bạn nên nắm rõ đặc điểm công trình thi công là khe co giãn hay mạch ngừng. Nếu đó là mạch ngừng thì dùng băng cản nước chữ V là tối ưu, còn nếu là khe co giãn thì dùng băng cản nước loại O là phù hợp nhất.

Trong trường hợp chưa xác định chính xác được, các bạn có thể gọi điện cho Hoàng Kim chúng tôi để tham khảo tư vấn, chúng tôi đảm bảo những chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Trên đây là những kiến thức về băng cản nước PVC, Hoàng Kim hy vọng các thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn. 

Hóa chất Xây dựng Hoàng Kim -  Cung cấp các giải pháp hàng đầu về chống thấm, sứ mệnh của chúng tôi là phục vụ khách hàng với giải pháp tối ưu, dịch vụ tốt nhất, sản phẩm chất lượng nhất, giá cả hợp lý nhất.

Share:

Các tin khác