11/10/2024

Thông tin tổng quan về màng chống thấm

Trong những bài trước tại đây và tại đây, Hoàng Kim chúng tôi đã cung cấp các kiến thức tổng quan về keo chống thấm và sơn chống thấm, đều là những vật liệu chống thấm phổ biến trong xây dựng hiện nay, phân loại và ứng dụng của từng vật liệu đó. 

Trong bài chia sẻ này, chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến các bạn những kiến thức tổng quan về màng chống thấm, đây cũng là loại vật liệu chống thấm rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Vậy, màng chống thấm là loại vật liệu gì, phân loại thế nào, ưu nhược điểm ra sao? Hãy cùng Hoàng Kim chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
 
  1. Màng chống thấm là gì?
Màng chống thấm là sản phẩm polymer tổng hợp được sản xuất dưới dạng cuộn hoặc tấm. Đây là vật liệu có khả năng ngăn nước tối đa, mang lại hiệu quả chống thấm tối ưu, giúp nâng cao tuổi thọ và bảo vệ công trình một cách bền vững nhất. Chính vì vậy nên màng chống thấm được sử dụng vô cùng phổ biến trong các công trình xây dựng hiện nay, cả trong công nghiệp lẫn dân dụng, từ phạm vi nhà ở, các tòa nhà cho đến các công trình công nghiệp. 

 
  1. Phân loại màng chống thấm
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại màng chống thấm khác nhau với các chất liệu và công nghệ sản xuất đa dạng, mỗi loại sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Có nhiều cách để phân loại màng chống thấm, cụ thể như:

2.1. Phân loại theo phương pháp thi công

Dựa theo phương pháp thi công, màng chống thấm được chia làm 2 loại là màng chống thấm khò nóng và màng chống thấm tự dính (màng dán lạnh):
  • Màng chống thấm tự dính: Màng chống thấm tự dính là loại vật liệu sử dụng để ngăn ngừa, chống thấm cho các công trình xây dựng. Nó có gốc bitum, bề mặt được bao phủ lớp HDPE. Thông thường, loại màng này được thiết kế dưới dạng tấm. Mặt sau của màng được bao bởi lớp màng silicon mang chức năng bảo vệ.
Đặc điểm của màng chống thấm tự dính: Rất dễ sử dụng, thi công dễ dàng do màng có lớp keo tự dính ở mặt dưới, chỉ cần bóc lớp bảo vệ bên dưới và dán trực tiếp lên bề mặt cần chống thấm; Có độ bám dính tốt với cả hai loại bề mặt ngang, thẳng đứng; Có khả năng chống xâm thực clo, sunphate, kiềm loãng và axit tương đối tốt; Mang khả năng kháng đâm xuyên và kháng xé hiệu quả; Có tác dụng chống thấm nước và hơi nước cực kỳ cao.
  • Màng chống thấm khò nóng: Màng chống thấm khò nóng hay khò nhiệt (gốc bitum) là màng chống thấm dẻo, được làm từ hỗn hợp giàu bitum và hợp chất polymers APP chọn lọc (Atactic Poly Propylen) với khả năng chịu nhiệt tốt, chống thấm cao, chống tia tử ngoại UV. Bên trong màng được gia cố bằng lưới polyester, bên ngoài được bao phủ hoàn toàn bằng lớp bitum polymer. Sản xuất theo phương pháp Spunbond không đan bên trong màng cho đặc tính cơ học và độ bền cao.
Đặc điểm của màng chống thấm khò nóng: Có khả năng chống thấm cao, ngay cả với môi trường áp suất hơi nước lớn; Khả năng chịu tải lớn và độ đàn hồi cao; Chịu mỏi và cường độ chịu đâm thủng lớn; Có khả năng chịu xé và chịu kéo rất tốt. Tuy nhiên vật liệu này thi công bằng phương pháp khò nóng, quá trình thi công cần có khò nhiệt, bình ga và nhiều dụng cụ hỗ trợ khác. Bên cạnh đó còn yêu cầu thợ phải có kỹ thuật và kinh nghiệm để đảm bảo hiệu quả thi công và độ an toàn. 

2.2. Phân loại theo chất liệu

Dựa theo gốc chất liệu thì sơn chống thấm phân ra 4 loại chính:
  • Màng chống thấm bitum: còn gọi là màng nhựa đường, là loại màng chống thấm truyền thống và được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng. Chất liệu này được làm từ bitum tự nhiên hoặc bitum đã qua chế biến, có tính năng chống thấm nước cực kỳ hiệu quả. Màng bitum thường được cải tiến bằng cách thêm các polyme để tăng cường độ bền và khả năng chịu nhiệt. Màng chống thấm bitum có hai dạng chính là màng lỏng và màng tự dính. Màng lỏng được sử dụng để quét hoặc phun lên bề mặt, trong khi màng tự dính được cung cấp dưới dạng cuộn có keo sẵn, chỉ cần lột lớp bảo vệ và áp dụng lên bề mặt cần chống thấm.
Ưu điểm: Giá thành hợp lý; Dễ dàng thi công và bảo trì; Khả năng chống thấm tốt.
Nhược điểm: Dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao; Tuổi thọ không cao bằng các loại màng hiện đại khác.
  • Màng chống thấm TPO (Thermoplastic Polyolefin) là loại màng chống thấm tổng hợp, được sản xuất từ các hợp chất nhựa polyolefin. Đây là loại màng chống thấm được ưa chuộng trong các công trình hiện đại nhờ khả năng chống tia UV, chống oxy hóa và đặc biệt là thân thiện với môi trường. Màng TPO không chứa chlorine và các chất độc hại khác, an toàn cho cả người thi công và người sử dụng công trình.
Ưu điểm: Khả năng chống chịu hóa chất và UV xuất sắc; Tuổi thọ lâu dài; Thân thiện với môi trường.
Nhược điểm: Chi phí cao hơn so với màng bitum; Yêu cầu kỹ thuật thi công cao.
  • Màng chống thấm PVC: Màng chống thấm PVC (Polyvinyl Chloride) là loại màng được làm từ nhựa PVC, có đặc tính mềm dẻo và khả năng chịu nhiệt tốt. Màng PVC thường được dùng trong các công trình có yêu cầu cao về độ kín và khả năng chống thấm, như bể bơi, bệnh viện, và trung tâm thương mại. Màng này có thể được hàn nhiệt để tạo thành một tấm liền mạch, giúp tăng cường khả năng chống thấm.
Ưu điểm: Khả năng chống thấm nước và hóa chất cao; Dễ dàng hàn nhiệt, tạo màng liền mạch.
Nhược điểm: Chi phí cao; Có thể phát sinh dioxin khi tiếp xúc với lửa.
  • Màng chống thấm EPDM: Màng chống thấm EPDM (Ethylene Propylene Diene Monomer) là loại màng cao su tổng hợp, nổi tiếng với khả năng chịu thời tiết và tuổi thọ cao. Màng EPDM thường được sử dụng trong các công trình chống thấm mái và các khu vực có điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Màng này cũng có khả năng chịu được sự biến động lớn về nhiệt độ mà không bị nứt vỡ.
Ưu điểm: Độ bền cao, tuổi thọ lâu dài; Khả năng chịu được biến động nhiệt độ rộng.
Nhược điểm: Giá thành cao; Thi công phức tạp hơn so với các loại màng khác.
 
  1. Ứng dụng của màng chống thấm
  • Thi công chống thấm trần nhà, tường nhà, tầng hầm;
  • Chống thấm đường hầm, tàu điện ngầm, đường hầm; Lót chống thấm kênh mương, đập thủy điện,…; Lót trong các đê quai để kiểm soát thấm; 
  • Làm lớp lót cho ngành công nghiệp như bể chứa xăng dầu, chứa chất lỏng;
  • Làm lớp lót nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chẳng hạn như ao nuôi cá/tôm; 
  • Làm lớp lót cho hố nước sân gôn và hố cát; các loại ao trang trí và kiến ​​trúc
  • Làm lớp lót cho kênh dẫn nước; đáy hồ chứa khu công nghiệp, khu chế xuất,…;
  • Là lớp lót cho các kênh vận chuyển chất thải khác nhau; Làm lớp lót cho các bãi chôn lấp chất thải; nắp đậy (nắp) cho bãi chôn lấp chất thải rắn;
  • Làm vỏ bọc cho các bể phân hủy hiếu khí và kỵ khí trong ngành nông nghiệp;
  • Lớp đáy chống thấm cho nhà máy thải xỉ, nhà máy hóa chất, phân bón để ngăn chặn các chất độc hại xâm nhập ra môi trường làm ô nhiễm đất và nguồn nước; 
  • Ứng dụng trong một số hạng mục dân dụng và công nghiệp khác như: dẫn nước, che chắn nước, chuyên chở nước…

Trên đây là những kiến thức tổng quan về màng chống thấm, Hoàng Kim hy vọng các thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn. 

Hóa chất Xây dựng Hoàng Kim -  Cung cấp các giải pháp hàng đầu về chống thấm, sứ mệnh của chúng tôi là phục vụ khách hàng với giải pháp tối ưu, dịch vụ tốt nhất, sản phẩm chất lượng nhất, giá cả hợp lý nhất.
Share:

Các tin khác