23/09/2024

Tổng quan về sơn chống thấm, phân loại, ứng dụng và ưu nhược điểm

Trong những bài trước tại đâytại đây, Hoàng Kim chúng tôi đã cung cấp các kiến thức tổng quan về những vật liệu chống thấm phổ biến trong xây dựng hiện nay, phân loại và ứng dụng của từng vật liệu đó. 

Trong đa dạng các loại vật liệu chống thấm trên thị trường hiện nay, một trong số những vật liệu hay được sử dụng nhất gọi tên sơn chống thấm. Vậy, bạn có biết sơn chống thấm là loại vật liệu gì, phân loại thế nào, ưu nhược điểm ra sao? Hãy cùng Hoàng Kim chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

  1. Sơn chống thấm là gì?

Sơn chống thấm là một hợp chất chống thấm đặc biệt, có những liên kết hóa học bền vững và độ co giãn như keo, tạo ra lớp màng bảo vệ giúp ngăn chặn nước xâm nhập vào bề mặt thi công. 

Sơn chống thấm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công trình khỏi các tác động của tác động của thời tiết, nắng mưa, hơi ẩm…, chống thấm dột, nấm mốc và giữ cho lớp sơn bề mặt luôn bền đẹp, tăng tuổi thọ bề mặt tường, thậm chí còn được bổ sung tính năng chống nóng, chống kiềm và muối hóa. 
Sơn chống thấm có nhiều loại, mỗi loại lại có công dụng và phương thức ngăn chặn thấm nước khác nhau: ngăn thấm nước trên các bề mặt nằm ngang, thẳng đứng, từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài như một lớp áo giáp giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn trước những ảnh hưởng tiêu cực của môi trường và thời tiết.

  1. Phân loại sơn chống thấm

Trên thị trường hiện nay cung cấp đa dạng các loại sơn chống thấm, mỗi loại sơn sẽ sở hữu tính năng và ưu điểm riêng phù hợp với từng mục đích sử dụng của người dùng. Người ta có nhiều cách để phân loại sơn chống thấm, cụ thể như:

2.1. Phân loại theo vị trí sử dụng

Theo vị trí sử dụng, sơn chống thấm được chia làm 2 loại là sơn chống thấm trong nhà và ngoài trời:

  • Sơn chống thấm bên trong nhà: Sơn dùng chống thấm trong nhà sẽ được pha với tỷ lệ khác so với sơn dùng ở ngoài trời. Sơn này còn được gọi là sơn chống thấm ngược. Nó có tác dụng tạo lớp bảo vệ tường, trần nhà khỏi sự xâm nhập của nước và hơi ẩm, hạn chế tình trạng rạn nứt, bong tróc sơn và hư hại kết cấu công trình. Từ đó tránh cho các thành phần này tàn phá cấu trúc của tường và làm hư hại đến công trình. Sơn chống thấm nội thất có những đặc điểm nổi bật như: an toàn cho sức khỏe, không mùi hôi, khô nhanh, chống nấm mốc và dễ dàng vệ sinh.

  • Sơn chống thấm ngoài trời: Sơn chống thấm ngoài trời phải đảm bảo khả năng chống chịu được với nước mưa và nấm mốc, tạo nên lớp màng bảo vệ chắc chắn, bao phủ bề mặt công trình triệt để, che kín những lỗ hở, vết nứt nhỏ trên tường, đồng thời còn phải có tác dụng chống bụi, chống ăn mòn và chống rạn nứt tốt. Lớp sơn này có khả năng chịu nắng mưa, chống chịu nhiệt độ khắc nghiệt, chống phai màu, chống nấm mốc, giúp bảo vệ bề mặt thi công khỏi tình trạng bạc màu, bong tróc, nứt nẻ do tác động của môi trường, thời tiết, nhờ vậy mà công trình sẽ tránh được tình trạng bị hư hỏng, thấm dột qua thời gian xây dựng.

  • Ngoài ra, về vị trí sử dụng, cần phân biệt giữa sơn chống thấm cho tường đứng và sơn cho bề mặt nằm ngang. Sơn chống thấm cho tường đứng được sử dụng cho các bề mặt thẳng đứng như tường nhà, có khả năng chống thấm tốt hơn để ngăn nước mưa thấm vào. Trong khi đó, sơn chống thấm cho bề mặt nằm ngang, như mái nhà hay sân thượng, cần có khả năng chống chịu tốt với nước đọng và sự thay đổi nhiệt độ liên tục.

2.2. Phân loại theo gốc chất liệu

Dựa theo gốc chất liệu thì sơn chống thấm phân ra 4 loại chính:

  • Chống thấm gốc xi măng: Gồm 2 loại là chống thấm gốc xi măng một thành phần và chống thấm gốc xi măng hai thành phần. Đây là loại sơn chống thấm được sử dụng vô cùng phổ biến trong các công trình. Ưu điểm của loại chống thấm này là có khả năng bám dính bề mặt cao, khả năng chống chịu nước tốt và tuổi thọ rất cao. Tuy nhiên cũng có nhược điểm là khả năng chịu chấn động rung lắc kém, vì chống thấm gốc xi măng không co giãn được. 

  • Chống thấm gốc Bitum Polymer: Gồm 2 loại là chống thấm dạng lỏng dùng để quét tạo màng ngăn nước và chống thấm dạng màng khò. Loại chống thấm này có ưu điểm là khả năng bám dính tốt, thi công nhanh, đa năng, có thể sử dụng trong mọi trường hợp do không kén các bề mặt sơn đồng thời có thể khắc phục những nhược điểm như rò rỉ từ bên trong. Tuy nhiên độ bền, tuổi thọ và các nối màng có phần kém hơn các loại chống thấm khác. 

  • Chống thấm gốc Silicate dạng thẩm thấu: Loại sơn này là chống thấm dạng lỏng tạo thành lớp màng ngăn nước. Loại chống thấm này có rất nhiều ưu điểm như: độ bám dính tốt, khắc phục mọi nhược điểm rò rỉ từ bên trong, có độ bền cao, dễ dàng pha trộn, đa năng sử dụng trong mọi sự cố chống thấm, thi công nhanh chóng, không kén bề mặt. Nhược điểm duy nhất của loại sơn chống thấm này là giá thành tương đối cao. 

  • Chống thấm gốc PU-Polyurethane: Đây là hợp chất chống thấm hai thành phần dạng lỏng, gốc nhựa có dung môi, đa tính năng. Chống thấm gốc PU có khả năng bám dính, chống thấm và kháng tia UV từ ánh sáng mặt trời rất tốt, độ che phủ bề mặt, tính đàn hồi của dòng sơn này cũng tốt hơn so với các dòng sơn chống thấm khác, khả năng che phủ các vết nứt vô cùng hiệu quả mà không bị thấm dột. Tuy nhiên, tương tự như sơn gốc Silicate thì sơn PU-Polyurethane cũng có giá bán ở mức cao.

2.3. Phân loại theo tính năng

Bên cạnh việc phân loại theo vị trí sử dụng và chất liệu, sơn chống thấm còn được phân loại theo tính năng: 

  • Sơn chống thấm màu: Là những sản phẩm sơn được dùng với mục đích ngăn chặn sự thấm nước từ bên ngoài vào nhằm bảo vệ tường công trình không bị thấm dột, bong tróc và giữ cho màu sắc luôn tươi mới theo thời gian. Sơn chống thấm màu vượt trội hơn so với sơn chống thấm thông tường ở việc không cần sơn lót và có ưu thế hơn so với sơn chống thấm pha xi măng do sở hữu nhiều màu sắc đa dạng hơn.

  • Sơn chống thấm ngược: Đây là dòng sơn chuyên dụng để chống thấm từ mặt phía trong của công trình, trong trường hợp các công trình có tường sát với nhà bên cạnh mà không thể chống thấm ngoài, không thể chống ẩm chân tường khiến độ ẩm ngấm từ dưới lên, không thể chống ẩm cho trần nhà do độ ẩm thấm từ trên xuống. 

  1. Công dụng của sơn chống thấm

  • Gia tăng bảo vệ: Sơn chống thấm giúp công trình ngăn chặn thấm dột, ngấm nước, ngấm ẩm, là lá chắn hạn chế cho công trình bị ảnh hưởng bởi môi trường, thời tiết, bảo vệ sự bền vững của công trình;

  • Gia tăng thẩm mỹ: Sơn chống thấm là loại sơn ngoài cùng phủ lên bề mặt tường, ngoài việc tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố từ môi trường còn đảm nhiệm chức năng trang trí, giúp bề mặt tường luôn bóng đẹp, dễ vệ sinh;

  • Gia tăng hiệu quả: Thời gian thực hiện chống thấm bằng sơn nhanh chóng, thi công đơn giản. Sử dụng sơn chống thấm ngay từ đầu sẽ gia tăng độ kiên cố, tính bền vững và sức mạnh cho ngôi nhà. Từ đó chúng ta sẽ tiết kiệm chi phí sửa chữa, khắc phục các vấn đề phát sinh về hư hỏng, bong tróc, thấm dột sau này.

  • Gia tăng tiện lợi: Sơn chống thấm đa dạng về chủng loại và chức năng, một số loại sơn chống thấm còn kết hợp thêm khả năng chống nấm mốc, rong rêu, chống nóng, chống côn trùng, chống tia cực tím… nên chúng ta có thể dễ dàng mua và sử dụng.


Trên đây là những kiến thức tổng quan về sơn chống thấm, Hoàng Kim hy vọng các thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn. 

Hóa chất Xây dựng Hoàng Kim -  Cung cấp các giải pháp hàng đầu về chống thấm, sứ mệnh của chúng tôi là phục vụ khách hàng với giải pháp tối ưu, dịch vụ tốt nhất, sản phẩm chất lượng nhất, giá cả hợp lý nhất.


 

Share:

Các tin khác