06/09/2024

Vật liệu nào hiệu quả trong hạng mục chống thấm nhà vệ sinh?

Chúng ta đều đã biết sự quan trọng của hạng mục chống thấm trong xây dựng công trình hiện đại. Đây là hạng mục cần được ưu tiên bởi không có lớp chống thấm hiệu quả, một một công trình xây dựng sẽ không thể nào bền bỉ đứng vững qua thời gian về kết cấu, an toàn và thẩm mỹ. 

Trong bài chia sẻ kiến thức trước của Hoàng Kim, chúng ta đã tìm hiểu về các vật liệu chống thấm xây dựng tường ngoài trờichống thấm mái sàn

Trong bài này, Hoàng Kim sẽ cùng các bạn tìm hiểu đến hạng mục xây dựng nhà vệ sinh/nhà tắm, khu vực nhạy cảm này cần sử dụng loại vật liệu chống thấm nào để mang lại hiệu quả tối ưu? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sau đây.

  1. Tại sao cần chống thấm nhà vệ sinh/nhà tắm?

Đây là một câu hỏi mà có lẽ câu trả lời là đương nhiên ai cũng có thể trả lời được. Khu vực nhà vệ sinh/nhà tắm là nơi tiếp xúc với nước, độ ẩm, hóa chất thường xuyên, liên tục, không ngừng nghỉ, các thiết bị vệ sinh như đường ống nước, vòi nước, sen tắm, bồn tắm, bồn cầu… nếu không lắp đặt cẩn thận cũng sẽ gây ra rò rỉ nước khiến khu vực này dễ dàng bị ẩm mốc, ngấm dột, gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác. Có thể kể đến như:

  • Nhà vệ sinh bị thấm nước sẽ gây ra rò rỉ, ẩm mốc, rêu nấm, làm giảm thẩm mỹ và giá trị của công trình;

  • Nước đọng dưới sàn và ngấm vào tường lâu ngày sẽ tạo ra mùi khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường sống;

  • Thấm dột lâu ngày có thể làm cho các mảng vữa trên tường nhà vệ sinh phồng rộp, gây mất thẩm mỹ và cần sửa chữa tốn kém;

  • Nước thấm vào kết cấu tường có thể lan sang các thiết bị gần đó như bình nóng lạnh và đèn điện, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ;

  • Đường ống nước và các thiết bị vệ sinh như bồn cầu, bồn tắm, chậu rửa bị hư hỏng, gây khó chịu khi sử dụng;

  • Tường phòng ngủ, phòng khách tiếp xúc cạnh bên hoặc trần nhà phía dưới nhà vệ sinh bị thấm dột loang lổ, rêu mốc, nứt nẻ…

  1. Các vật liệu chống thấm nhà vệ sinh/nhà tắm hiệu quả

2.1. Màng chống thấm bitum

Màng chống thấm bitum được coi là vật liệu thi công chống thấm dột nhà vệ sinh nhanh gọn và hiệu quả. Màng chống thấm bitum có nhiều ưu điểm nổi bật như: Lớp màng chống thấm dày từ 3-5mm sẽ ngăn chặn nước triệt để không thể thấm qua; Tuổi thọ của màng chống thấm bitum khoảng hơn một chục năm; Quá trình thi công nhanh gọn.

Tuy nhiên việc thi công chống thấm bằng màng bitum đòi hỏi kỹ thuật tay nghề cao, chi phí vật liệu cũng khá cao, do vậy mà nhiều người không lựa chọn phương pháp này.

2.2. Lưới thủy tinh

Lưới thủy tinh là vật liệu chống thấm được tăng cường sức chịu lực, chống thấm, chống nứt nhà vệ sinh. Lưới thủy tinh được dùng kết hợp với chất chống thấm lỏng để chống thấm những vị trí, những cấu trúc xây dựng có độ dao động thường xuyên. Dùng để gia cố thêm cho lớp chống thấm mỏng ở các vị trí xung yếu như góc chân tường, góc tường, tường. 

Lưới thủy tinh có nhiều công dụng hiệu quả khi sử dụng để chống thấm cho nhà vệ sinh như: Kháng nước, chống ẩm tối ưu nhờ sở hữu các thành phần hóa học ổn định, kháng kiềm, ngăn chặn axit ăn mòn. Chịu nước, chịu được sự ăn mòn của bê tông và chịu được những chất ăn mòn khác;  Giúp gia tăng khả năng chịu lực, chống nứt hoàn hảo cho khu vực nhà vệ sinh; Lưới thủy tinh còn có khả năng chống cháy, tính cách nhiệt, cách âm vô cùng hiệu quả.

2.3. Nhựa đường

Nhựa đường cũng được biết đến là vật liệu chống thấm hiệu quả, do nhựa đường có khả năng gắn kết tốt với các loại vật liệu như cát, xi măng, lại có tính đàn hồi, tính dẻo dai cao và chịu được áp lực của nước. Chính vì vậy nhựa đường trở thành một vật liệu nổi bật bởi khả năng chống thấm tuyệt vời và giá thành rẻ.

2.4. Sơn chống thấm

Trong nhiều vật liệu chống thấm cho nhà vệ sinh thì sử dụng sơn chống thấm là cách được nhiều người lựa chọn và phổ biến hơn cả, do sơn chống thấm có các ưu điểm vượt trội hơn một số sản phẩm khác như: Khả năng chống thấm nước và chống kiềm hóa vô cùng tốt, độ bám dính cao; Ngăn chặn nấm mốc sinh sôi trên tường, sàn; Ngăn chặn hiện tượng thấm ngược, liên kết tốt với các vật liệu xây dựng như xi măng, cát…; Thi công đơn giản, dễ dàng; Đặc biệt hiện nay sơn chống thấm có thành phần thân thiện với môi trường, an toàn cho cả người thi công lẫn người sử dụng.

2.5. Sơn epoxy

Đây là một loại sơn hai thành phần, được sản xuất từ nhựa epoxy và chất đóng rắn, sơn Epoxy làm giảm sự ăn mòn của bê tông hiệu quả, tạo ra một lớp sơn bóng cực cao, cứng và độ bám dính tuyệt vời. Chính những ưu điểm này đã giúp cho sơn Epoxy trở nên vô cùng hiệu quả trong việc chống thấm nước trong nhà vệ sinh. Ngoài ra, sơn Epoxy còn có khả năng chịu được hóa chất, nhiệt độ cao và chống chịu áp lực tốt nên rất phổ biến trong việc sử dụng cho các công trình công nghiệp và dân dụng.

2.6. Keo chống thấm

Keo chống thấm nền nhà vệ sinh là một hợp chất silicon có độ đàn hồi cao, điểm mạnh của keo chống thấm là khả năng chịu lực kéo, nén và co rút, giúp giảm thiểu tối đa rạn nứt và bong tróc, độ đàn hồi cao của keo giúp các bề mặt kết dính có thể co giãn tốt mà không đứt gãy. Keo chống thấm còn có khả năng bám dính tốt trên toàn bộ mặt nền, giúp cho những điểm nứt biến mất hoàn toàn.

Trên đây là những kiến thức tổng quan về chống thấm nhà vệ sinh/nhà tắm trong xây dựng, Hoàng Kim hy vọng các thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn. 

Hóa chất Xây dựng Hoàng Kim -  Cung cấp các giải pháp hàng đầu về chống thấm, sứ mệnh của chúng tôi là phục vụ khách hàng với giải pháp tối ưu, dịch vụ tốt nhất, sản phẩm chất lượng nhất, giá cả hợp lý nhất.


 
Share:

Các tin khác