23/08/2024

Vật liệu nào hiệu quả trong hạng mục chống thấm mái sàn?

Như chúng ta đã biết, trong xây dựng hiện nay cần hết sức lưu ý đến hạng mục chống thấm. Đó là bởi chống thấm chính là lớp áo giáp giúp một công trình xây dựng luôn được đảm bảo về thẩm mỹ, an toàn và bền bỉ qua thời gian. 
Trong bài chia sẻ kiến thức trước tại đây và tại đây, chúng ta đã tìm hiểu về các vật liệu chống thấm hiệu quả trong hạng mục xây dựng tường ngoài trời cũng như xây dựng tường trong nhà.
 
Trong bài này, Hoàng Kim sẽ cùng các bạn tìm hiểu đến hạng mục xây dựng mái sàn, sử dụng vật liệu chống thấm nào để mang lại hiệu quả tối ưu cho khu vực này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sau đây.
  1. Tại sao cần chống thấm mái sàn?
Mái sàn là khu vực bị ảnh hưởng bởi tác động thường xuyên, trực tiếp từ các yếu tố ngoại cảnh như môi trường, thời tiết nắng mưa, nhiệt độ, độ ẩm… Sự thay đổi nhiệt độ thường xuyên sẽ khiến cho mái sàn bị xuống cấp, lão hóa gây ra tình trạng thấm nước, ngấm dột, ẩm mốc. Đồng thời Hệ thống thoát nước của mái sàn nếu không tốt sẽ khiến nước mưa, nước sinh hoạt bị ngưng tụ dài ngày rồi thẩm thấu xuống mái sàn, gây nứt nẻ, rò rỉ. 
Nếu hạng mục chống thấm mái sàn không làm tốt từ đầu, sẽ gây ra nhiều hậu quả đối với công trình: 
  • Giảm tuổi thọ công trình: Phần mái sàn bị thấm dột sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kết cấu và giảm tuổi thọ công trình, gây ra hiện tượng nứt nẻ, sụt lún, làm hỏng gạch, những vết nứt tường nhà, nứt trần nhà sẽ ngày càng sâu và dài hơn, khiến kết cấu công trình trở nên thiếu bền vững;
  • Mất thẩm mỹ công trình: Sàn mái bị thấm dột sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của công trình, không chỉ phần sàn mái bên ngoài mà còn cả phần trần nhà bên trong bị nứt nẻ, tường bị dột nước, ngả màu, rêu xanh, nấm mốc;
  • Hư hại thiết bị, đồ dùng trong nhà: Vật dụng trong nhà hay bị ngấm nước, gây ra nấm mốc, phai màu. Những thiết bị điện, ổ điện thấm nước dễ bị cháy, hỏng. Chi phí thuê thợ sửa chữa, thay thế vật liệu rất  tốn kém. Nỗi lo hư hỏng lại tiếp tục xảy ra bất cứ lúc nào. Tác hại gây ra rất tốn thời gian, tốn tiền bạc.
  • Ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe con người: Nỗi lo lớn nhất của thấm dột là nguy cơ mất an toàn từ hệ thống điện. Môi trường ẩm ướt chính là là điều kiện gây ra sự cố cháy nổ và điện giật, gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình. Chưa kể thấm dột lâu ngày là môi trường lý tưởng để nấm mốc vi khuẩn sinh sôi phát triển, dẫn đến nhiều bệnh như: viêm xoang, viêm mũi, bệnh hô hấp, bệnh phổi…
  1. Các vật liệu chống thấm mái sàn hiệu quả
2.1. Chống thấm sàn mái bằng bê tông nhựa đường
Đối với điều kiện khí hậu của Việt Nam, chất liệu quen thuộc này vô cùng phù hợp để chống thấm mái sàn. Bê tông nhựa đường sẽ tạo nên một lớp áo giáp ngăn nước hiệu quả với tuổi thọ hàng chục năm. Vật liệu nhựa đường với khả năng thẩm thấu và kết dính cực tốt, tạo lớp màng ngăn nước triệt để luôn là lựa chọn hàng đầu cho nhu cầu chống thấm sàn mái bê tông.
Ưu điểm: 
  • Nhựa đường có tính đàn hồi cao; Bề mặt có thể chịu được áp lực lớn; 
  • Ngay cả các vết nứt tại các góc cũng được xử lý hoàn hảo; 
  • Công trình sẽ không xảy ra tình trạng bị thấm trở lại; 
  • Nhựa đường an toàn, không gây độc;
  • Quá trình thi công nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
2.2. Chống thấm sàn mái bằng màng bitum
Chống thấm sàn mái bằng màng bitum khò nóng chính là phương pháp chống thấm hiệu quả và phổ biến trong xây dựng, thường được sử dụng do thích ứng được với điều kiện thời tiết có nhiệt độ thay đổi thất thường như Việt Nam. Màng bitum nổi bật bởi khả năng chống thấm gần như tuyệt đối, chịu được mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt và chịu lực tốt vì có độ đàn hồi cao. 
Ưu điểm:
  • Khả năng chống thấm bê tông tuyệt đối;
  • Độ đàn hồi cao, chịu xé, chịu đâm thủng và chịu kéo tốt;
  • Thích ứng tốt với mọi điều kiện thời tiết ngay cả khi nhiệt độ xuống mức lạnh;
Ngoài màng chống thấm bitum như đã nêu ở phần trên, bitum còn có dạng sơn chống thấm chứa gốc bitum. 

2.3. Chống thấm sàn mái bằng Epoxy

Sơn chống thấm bằng Epoxy đã và đang được ưa chuộng trong hạng mục chống thấm sàn mái bởi khả năng chống thấm hiệu quả của mình. Chống thấm bằng Epoxy sẽ đảm bảo được việc giữ cho sàn mái có độ cứng cao, chịu lực tốt, đồng thời Epoxy có thể bám dính tốt trên nhiều bề mặt và có nhiều màu sắc nên gia tăng thẩm mỹ cho công trình.
Ưu điểm: 
  • Độ bám dính cao, bám tốt trên nhiều loại vât liệu;
  • Độ phủ tốt, bịt kín các lỗ nhỏ nhất;
  • Bề mặt sơn sau khi hoàn thiện có độ cứng và độ bóng cao, độ bền tốt, chịu va đập, và áp lực tốt; 
  • Chống thấm nước tuyệt đối, không đóng rêu mốc, dễ dàng lau rửa vệ sinh sạch sẽ;
  • Khả năng chống thấm tối ưu, giảm thiểu được sự ăn mòn của nước;
  • Không gây trơn trượt; 
  • Đa dạng màu sắc, bền màu trước thời tiết;
  • Giá cả phải chăng do độ phủ của sơn lớn: 1kg sơn chống thấm sẽ dùng được từ 8 – 9m2.

2.4. Chống thấm sàn mái bằng xi măng
Trong tất cả những phương pháp kể trên, chống thấm sàn mái bằng xi măng có lẽ là phương pháp dễ thực hiện nhất. Quy trình thực hiện gồm 3 bước căn bản là pha xi măng với nước, quét và ngâm nước xi măng chống thấm. Lưu ý khi quét xi măng đó là nên quét thành hai lớp để đảm bảo độ phủ và mỗi lớp nên cách nhau khoảng 10 phút.
Chống thấm sàn bê tông bằng xi măng là một giải pháp chống thấm phổ biến và hiệu quả, không yêu cầu có kỹ thuật thi công cao mà vẫn mang lại hiệu quả tốt

Trên đây là những kiến thức tổng quan về chống thấm mái sàn trong xây dựng, Hoàng Kim hy vọng các thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn. 

Hóa chất Xây dựng Hoàng Kim -  Cung cấp các giải pháp hàng đầu về chống thấm, sứ mệnh của chúng tôi là phục vụ khách hàng với giải pháp tối ưu, dịch vụ tốt nhất, sản phẩm chất lượng nhất, giá cả hợp lý nhất.
 
Share:

Các tin khác