Trong bài trước tại đây, Hoàng Kim chúng tôi đã chia sẻ với các bạn về những tiêu chuẩn cơ sở - những tiêu chí cần phải đạt được của băng cản nước PVC nhằm đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của công trình.
Trong bài chia sẻ kiến thức tiếp theo này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về những thông số cụ thể cần phải lưu ý khi chọn mua băng cản nước PVC để có thể lựa chọn đúng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả chống thấm cho công trình xây dựng.
Vậy, khi chọn mua băng cản nước PVC, chúng ta cần phải lưu ý những yếu tố nào?
Các tiêu chuẩn cơ sở của băng cản nước
Chất liệu: Theo các chuyên gia, loại băng cản nước tốt nhất hiện nay được sản xuất từ chất liệu nhựa nguyên sinh PVC không qua tái chế vì chất liệu này không những có độ đàn hồi tốt mà còn có khả năng chịu nhiệt cao. Nhờ độ chống mài mòn cũng như độ kháng hóa chất tốt nên băng cản nước PVC được sử dụng đa dạng cho nhiều hạng mục khác nhau từ cấu trúc xây dựng dưới ngầm lẫn trên bề mặt nổi và đem lại một hệ thống chống thấm toàn diện, hiệu quả cho mạch ngừng lẫn khe co giãn bê tông;
Màu sắc: nhiều màu như màu vàng, xanh hay trắng;
Khối lượng riêng của băng cản nước: Đây là tiêu chuẩn quan trọng bởi xác định được khối lượng riêng sản phẩm sẽ giúp đảm bảo sản phẩm chất lượng tốt nhất. Tiêu chuẩn này được quy định theo TCVN 4866:2007 về cao su lưu hóa;
Các sản phẩm băng cản nước giá rẻ đó là khối lượng riêng thường nhỏ hơn 1.4 g/cm3;
Độ cứng của băng cản nước: Đây cũng được xem là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của sản phẩm. Tiêu chuẩn độ cứng của sản phẩm sẽ theo TCVN 1595-1:2007 (ISO 7619-1:2004) về việc xác định độ cứng bằng phương pháp ấn lõm. Theo đó độ cứng yêu cầu Shore A: >= 65;
Cường độ chịu kéo của băng cản nước: Tiêu chuẩn này được quy định rõ ràng trong TCVN 4509:2006. Theo đó cường độ chịu kéo đạt chuẩn tối thiểu là 11.8 MPA;
Độ giãn dài khi bị đứt của băng cản nước: Được quy định trong TCVN 4509:2006 với độ giãn dài khi đứt tối thiểu sẽ là 250%;
Nhiệt độ hàn và nối khi thi công băng cản nước ≥ 200 độ;
Nhiệt độ khi thi công băng cản nước dao động – 50 ÷ 55;
Khả năng kháng kiềm của băng cản nước theo tiêu chuẩn ISO 175: 1999.
Một số tiêu chuẩn khác cần lưu ý khi chọn mua băng cản nước
Chúng ta cũng có thể lựa chọn băng cản nước đạt chuẩn dựa trên áp lực nước như sau:
Khoảng cách tính từ băng cản nước đến mép bê tông phải đảm bảo lớn hơn ½ chiều rộng của băng cản nước;
Chiều rộng băng cản nước tốt nhất là nên lớn hơn 6 lần so với kích thước của cốt liệu bê tông. Ví dụ kích thước của cốt liệu lớn mạch ngừng thi công có đường kính dmax là 20mm thì băng cản nước nên có chiều rộng lớn hơn 6 x 20 = 12mm;
Nếu áp lực nước cực thấp (dưới 5m chiều cao cột nước) dùng băng cản nước khổ 150-200mm;
Nếu áp lực nước thấp (đến 5m) thì sử dụng băng cản nước khổ từ 150-250mm;
Nếu áp lực nước trung bình (đến 30m) dùng băng cản nước rộng từ 250mm;
Nếu áp lực nước cao (đến 60m) dùng băng cản nước 300mm tới 320mm.
Ngoài ra còn một cách khác để xác định tiêu chuẩn băng cản nước khi bạn chọn mua đó là dựa theo chiều dày độ dày của bê tông. Theo đó chiều rộng của tấm băng cản nước phải nhỏ hơn so với chiều dày bê tông, đồng thời phải lớn hơn độ hở rộng của khe nối.
Lưu ý về mục đích sử dụng băng cản nước
Lựa chọn sử dụng loại băng cản nước nào phụ thuộc vào việc xác định mục đích sử dụng là gì? Để ngăn chặn nước rò rỉ qua các kẽ hở và mối nối hoặc ngăn chặn sự dịch chuyển của mối nối hay cả hai mục đích trên. Có thể phân chia như sau:
Trường hợp cần chống lại áp lực nước từ bề mặt đất: Băng cản nước phải được sử dụng tại các mối nối nằm trên bề mặt tiếp xúc với nước để ngăn chặn sự rò rỉ của nước qua mối nối;
Trường hợp không có áp lực nước, mục đích là ngăn chặn sự dịch chuyển của mối nối: Sử dụng băng cản nước loại trung tâm tại chính giữa mảnh bê tông cắt;
Trường hợp công trình thi công nằm trong khu vực có động đất hoặc lũ lụt: Chọn loại băng cản nước có thể giãn dài nhưng kháng được giãn ngang.
Lưu ý về hạng mục thi công băng cản nước
Sử dụng băng cản nước loại nào cũng phụ thuộc vào hạng mục thi công trong công trình xây dựng. Cụ thể như sau:
Sử dụng cho mạch ngừng: Băng cản nước được dùng cho các mạch ngừng bê tông, nơi có ít sự dịch chuyển khối bê tông. Loại này được thiết kế với gân gai hợp lý và được gọi là băng cản nước PVC V. Các tùy chọn về kích cỡ sẽ tùy thuộc vào áp lực thủy tĩnh của vị trí mạch ngừng. Các size hiện có sẵn là 15cm – 20cm – 25cm – 32cm.
Các ứng dụng: Tầng hầm, hố thang máy; Nền móng, nhà để xe; Hồ bơi, hồ xử lý nước và nước thải…
Sử dụng cho khe co giãn: Băng cản nước được dùng cho các khe lún kỹ thuật, dùng để chống thấm cho các khối bê tông rời nhau, được thiết kế với ống điều chỉnh ứng suất do dịch chuyển khối bê tông và được gọi là băng cản nước PVC O. Các tùy chọn về kích cỡ sẽ tùy thuộc vào áp lực thủy tĩnh của vị trí mạch ngừng. Các size hiện có sẵn là 15 cm – 20cm – 25 cm – 32 cm.
Các ứng dụng: Sàn đáy và tường bê tông; Móng, mố trụ cầu; Kênh mương thủy lợi; Đường hầm ngầm, địa đạo…
Trên đây là những kiến thức cần lưu ý khi chọn mua băng cản nước PVC, Hoàng Kim hy vọng các thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn.
Hóa chất Xây dựng Hoàng Kim - Cung cấp các giải pháp hàng đầu về chống thấm, sứ mệnh của chúng tôi là phục vụ khách hàng với giải pháp tối ưu, dịch vụ tốt nhất, sản phẩm chất lượng nhất, giá cả hợp lý nhất.
Tham khảo sản phẩm băng cán nước:
HK WATERBAR V25 - BĂNG CẢN NƯỚC ĐÀN HỒI, GỐC PVC
HK Waterbar® V20 - BĂNG CẢN NƯỚC ĐÀN HỒI, GỐC PVC